Vật liệu gạch không nung ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh những ưu điểm, tính năng vượt trội so với giải pháp gạch truyền thống cũng còn tồn tại không ít hạn chế cần được quan tâm. Việc nghiên cứu, phân tích các ưu nhược điểm của gạch không nung sẽ giúp các đơn vị thi công có các biện pháp phù hợp trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình.
1. Phân loại, phạm vi sử dụng
Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng hiện đại, gạch không nung ngày càng được lựa chọn sử dụng khá nhiều bởi sự đa dạng chủng loại và phạm vi ứng dụng.
Gạch papanh: Được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực.
Gạch Block hay gạch xi măng cốt liệu: Được tạo thành từ xi măng, mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất… Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỷ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/m3), tỷ trọng lớn (1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (1800kg/m3). Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, thi công…ngoài ra nó có thể dùng vữa xây thông thường.
Gạch xi măng - cát: Kích thước gạch ống xây truyền thống cường độ chịu lực từ 35kg/cm2 đến 50kg/cm2, trọng lượng viên gạch là 1.5kg so với gạch nung là 1kg, gạch sử dụng công trình bình thường.
Gạch không nung tự nhiên: Chế tạo từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ…
Gạch bê tông bọt siêu nhẹ: Sản xuất bằng công nghệ bọt khí. Thành phần cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN:2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800.
Gạch bê tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC… Gạch AAC là vật liệu không nung siêu nhẹ, được sản xuất từ các vật liệu vô cơ phổ biến như cát, tro bay, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao. Quá trình dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao trong nồi hấp làm cho sản phẩm ổn định cả về tính chất vật lý, hóa học và có khả năng cách âm cách nhiệt tốt. Ngày nay, gạch bê tông khí chưng áp AAC là vật liệu xây dựng phổ biến được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, gạch AAC chiếm tới trên 70% tổng khối lượng gạch sử dụng trong xây dựng.
2. Đặc điểm
Bên cạnh những nhà máy lớn thì gạch không nung còn được sản xuất với quy mô nhỏ trên khắp cả nước. Ở mỗi địa phương đều có những nhà máy gạch hoặc xưởng sản xuất. Tuy nhiên, mức độ công nghiệp hóa chưa cao nên việc lựa chọn đơn vị phân phối nào còn phụ thuộc vào địa điểm xây dựng công trình cũng như những ưu nhược điểm của mỗi loại.
So sánh một số tiêu chí giữa gạch không nung và gạch nung truyền thống
3. Những lưu ý trong quá trình thi công
4. Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Với sự đa dạng chủng loại, kích thước, tính năng…các cá nhân, đơn vị có kế hoạch sử dụng gạch không nung cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng trước khi xây dựng cho phù hợp với từng mục đích, phạm vi sử dụng nhằm đạt hiệu quả xây dựng tối ưu.
Gạch không nung có nhiều ưu điểm, tính năng vượt trội như thân thiện môi trường, cường độ chịu lực, phạm vi sử dụng rộng rãi, giá thành …có ý nghĩa chiến lược trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên. Tuy nhiên, cần nghiên cứu nhiều hơn về những nhược điểm cần phải khắc phục của gạch không nung để không ngừng cải tiến chất lượng của vật liệu gạch không nung, góp phần nâng cao chất lượng và thẩm mỹ, tuổi thọ các công trình xây dựng
Kiến nghị
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các chuyên gia cần phải đánh giá, kiểm định chặt chẽ, cẩn trọng chất lượng cũng như những biện pháp để xây dựng công trình dùng gạch không nung được bền đẹp, đảm bảo an toàn
Chủ đầu tư, cá nhân, đơn vị sử dụng gạch không nung cần lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm và có sự giám sát chặt chẽ quá trình thi công.
ThS.Trần Văn Bôn
(Nguồn: Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Số 94/2024)