Số tổng luận: Số 1 năm 2020. Số trang: 63. Cơ quan phát hành: Trung tâm Thông tin – Bộ Xây dựng. Ngôn ngữ: Việt Nam.
Tóm tắt nội dung:
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 833 đô thị, bao gồm 02 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%. Khu vực đô thị hằng năm đóng góp khoảng 70% GDP của đất nước, là đầu tàu trong sản xuất giá trị công nghiệp, xuất nhập khẩu cũng như các tiến bộ khoa học công nghệ, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đầu tư phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị xanh, thông minh, đòi hỏi những nguồn lực lớn trong khi nguồn ngân sách Nhà nước rất hạn chế, do đó, phương thức hợp tác công - tư (PPP) có thể là một giải pháp hiệu quả để xã hội hóa đầu tư, thu hút nguồn lực của tư nhân cho phát triển đô thị. Tuy nhiên, trong vấn đề hợp tác công - tư, điều quan trọng cần hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, lợi ích cộng đồng, nâng cao tính công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
Thông qua việc nghiên cứu Báo cáo “Hợp tác công - tư trong các dự án phát triển đô thị - Kinh nghiệm của Ba Lan và các quy định của Liên minh châu u" của Tuna Tasan-Kok - Nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) và Magdalena Zalẹczna - TS. Kinh tế - Đại học Tổng hợp Lodz (Ba Lan), Trung tâm Thông tin đã lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn thành cuốn Tổng luận “Hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển đô thị - Kinh nghiệm của Ba Lan " với hy vọng cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các kỹ sư và các độc giả quan tâm.
Nội dung tổng luận gồm IV phần:
I: Phần mở đầu
II. Ảnh hưởng của Quy chế Thị trường chung châu u đối với việc áp dụng thành công phương thức PPP trong phát triển đô thị
III. Kinh nghiệm và tiềm năng thành công của các dự án phát triển đô thị quy mô lớn theo phương thức PPP ở Ba Lan
IV. Đánh giá các rủi ro, rà soát hiện trạng thể chế pháp luật về PPP ở Ba Lan