Tác giả: Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thuý Hương, Patrick Gubry...
Nhà xuất bản: Thế giới. Năm 2006. Số trang: 323 và ảnh.
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001479 - Thư viện KHCN-BXD.
Tóm tắt nội dung:
Cuốn sách này giới thiệu những kết quả nghiên cứu chưa từng công bố của các nhóm nghiên cứu của Pháp, Canađa và Việt Nam cả miền Bắc và miền Nam về chủ đề đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Một số nhóm nghiên cứu về biến động đô thị, một số khác tập trung vào các thách thức từ những biến động này, một số nhóm lại nghiên cứu tính logic của các chủ thể tiêu biểu của quá trình quá độ đô thị ở Việt Nam: xã hội công dân, các nhà tài trợ trong khuôn khổ viện trợ ODA, các cơ quan tư vấn và văn phòng nghiên cứu quốc tế. Các công trình nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2001 đến năm 2004 trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu đô thị vì sự phát triển PRUD, chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hoặc cùng một lúc về cả hai thành phố này dưới dạng phân tích so sánh.
Liệu có thể nói về mô hình Việt Nam của đô thị châu Á? Khác với những gì người ta thấy ở Trung Quốc, dường như quá trình quá độ đô thị ở Việt Nam diễn ra không triệt để và mạnh mẽ bằng. Khả năng áp dụng những mô hình nước ngoài, tìm kiếm con đường thứ ba giữa nền kinh tế kế hoạch tập trung và nền kinh tế theo định hướng thị trường tự do, ý thức gìn giữ di sản kiến trúc trong quy hoạch đô thị, là những nguyên nhân của nét đặc trưng đó. Với nội dung các chương và đề xuất nghiên cứu của các tác giả, cuốn sách này sẽ là một trong những chất xúc tác trong nghiên cứu đô thị Việt Nam.
Nội dung sách bao gồm các vấn đề sau:
1. Diễn biến và chủ thể của thời kỳ quá độ đô thị ở Việt nam.
2. Đường sá và quy hoạch đô thị ở Hà Nội.
3. Di dân nội thị tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
4. Những thách thức của việc tái định cư các khu nhà tạm ở TP. Hồ Chí Minh: so sánh giữa các chương trình lớn và một dự án nhỏ.
5. Quá trình phát triển của công tác quản lý Nhà nước về nước. Quá độ, thoả hiệp và đổi mới.
6. Vai trò của xã hội công dân trong quản lý môi trường đô thị.
7. Đánh giá các dự án ODA qua hình thức đối tác: từ TP. Hồ Chí Minh đến Hà Nội.
8. Các cơ quan tư vấn quốc tế và mối quan hệ với chuyên ngành tư vấn thiết kế trong lĩnh vực hạ tầng đô thị.
9. Kết luận: Nghiên cứu về đô thị: cách tiếp cận đa dạng.
Thư viện Bộ Xây dựng