Quận Tây Hồ đặt mục tiêu xây dựng quận trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô. Đến nay, Đề án Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của hồ Tây và phụ cận đã thực hiện được 5 bước.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ kiêm Trưởng ban Quản lý hồ Tây Nguyễn Thanh Tịnh, kế thừa mục tiêu quy hoạch, phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", tầm nhìn 2045 trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, quận Tây Hồ đặt mục tiêu xây dựng quận trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô; phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, gắn với bảo vệ môi trường.
Đề án Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của hồ Tây và phụ cận đã thực hiện 5 bước. Trong đó, đã kế thừa và tiếp thu các công trình nghiên cứu, các đề án, dự án đã triển khai liên quan đến quy hoạch, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của hồ Tây trên các lĩnh vực gồm:
Bước 1, quy hoạch đất đai, hạ tầng đô thị, bất động sản, du lịch, văn hóa, kinh tế (cấp quận Tây Hồ và thành phố Hà Nội).
Bước 2, quận đã khảo sát và đánh giá hiện trạng tổng thể về chiến lược phát triển, giá trị điểm đến, quy hoạch, hạ tầng đô thị, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái hồ Tây…
Bước 3, quận đã tiến hành nghiên cứu thị trường vĩ mô về kinh tế, du lịch, thương mại, nông nghiệp song song với các nghiên cứu về văn hóa lịch sử; tâm linh - tín ngưỡng…
Bước 4, đã xác định phạm vi của đề án và tập hợp nhóm chuyên gia xây dựng đề án với năng lực, kinh nghiệm phù hợp để triển khai đề án, bảo đảm tính khả thi.
Bước 5, đề xuất chiến lược phát triển và định vị giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận tầm nhìn 2025 và chiến lược điểm đến, chương trình hành động giai đoạn 2024-2027 và Quy hoạch 1/500 của hồ Tây và vùng phụ cận.
Theo ông Nguyễn Thanh Tịnh, kế thừa mục tiêu quy hoạch, phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", tầm nhìn 2045 trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, quận Tây Hồ đặt mục tiêu xây dựng quận trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô; phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, gắn với bảo vệ môi trường.
Đề án Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của hồ Tây và phụ cận đã thực hiện 5 bước. Trong đó, đã kế thừa và tiếp thu các công trình nghiên cứu, các đề án, dự án đã triển khai liên quan đến quy hoạch, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của hồ Tây trên các lĩnh vực gồm:
Quy hoạch đất đai, hạ tầng đô thị, bất động sản, du lịch, văn hóa, kinh tế (cấp quận Tây Hồ và thành phố Hà Nội); quận đã khảo sát và đánh giá hiện trạng tổng thể về chiến lược phát triển, giá trị điểm đến, quy hoạch, hạ tầng đô thị, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái hồ Tây…; quận đã tiến hành nghiên cứu thị trường vĩ mô về kinh tế, du lịch, thương mại, nông nghiệp song song với các nghiên cứu về văn hóa lịch sử; tâm linh - tín ngưỡng…;đã xác định phạm vi của đề án và tập hợp nhóm chuyên gia xây dựng đề án với năng lực, kinh nghiệm phù hợp để triển khai đề án, bảo đảm tính khả thi; đề xuất chiến lược phát triển và định vị giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận tầm nhìn 2025 và chiến lược điểm đến, chương trình hành động giai đoạn 2024-2027 và Quy hoạch 1/500 của hồ Tây và vùng phụ cận.
Trong đề xuất chiến lược điểm đến về xây dựng các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc của Tây Hồ, đề án của quận Tây Hồ đã đề xuất khôi phục và phát triển hành trình "Bát cảnh Tây Hồ"; xây dựng hệ thống công viên bảo tàng văn hóa chủ đề liên kết đầu tiên tại Việt Nam xung quanh hồ Tây; đồng thời, thiết kế các sản phẩm văn hóa, du lịch, kinh tế và phát huy giá trị của khu vực lòng hồ và vùng phụ cận…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn ghi nhận, đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của UBND quận Tây Hồ trong việc xây dựng một đề án công phu, chi tiết với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và đơn vị tư vấn.
Theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, trước khi thực hiện đề án, thành phố đã có quyết định giao quận Tây Hồ thành lập Ban Quản lý hồ Tây và triển khai các khâu chuẩn bị đề án. Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch khu vực hồ Tây, quy hoạch các phân khu đô thị quanh khu vực hồ Tây và phụ cận… tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án.
Đánh giá cao phương pháp tiếp cận của quận Tây Hồ khi xây dựng đề án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cũng nêu một số ý kiến góp ý về tên gọi của đề án, các phân vùng nghiên cứu thuộc đề án; vấn đề rà soát không gian ngầm và tổ chức giao thông quanh khu vực… nhằm hoàn thiện Đề án Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của hồ Tây và phụ cận, qua đó đánh thức tiềm năng, phát huy các giá trị của hồ Tây.
Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cũng đề nghị, UBND quận Tây Hồ, đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện đề án.