Trong 8 năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động phối kết hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội triển khai, thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật về nhà ở liên quan đến tín dụng về nhà ở giai đoạn 2015-2023. Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển về nhà ở của Chính phủ, địa phương để chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai thực hiện; chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng chính sách xã hội kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng đến đối tượng được thụ hưởng theo quy định; đảm bảo an toàn vốn của Nhà nước, giúp cho các đối tượng thụ hưởng giảm bớt áp lực về nhà ở, khó khăn về kinh tế, yên tâm công tác, ổn định cuộc sống và thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu về nhà ở trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các ngân hàng, TCTD trong việc thực hiện chính sách tín dụng về nhà ở trên địa bàn.
Tập trung phát triển các khu nhà ở trên địa bàn tỉnh
Chỉ đạo các ngân hàng, TCTD trên địa bàn chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, Báo, Đài Phát thanh, Truyền hình, chính quyền địa phương và các tô chức chính trị - xã hội trên địa bàn tô chức, tuyên truyên vê cơ chê chính sách, kết quả cho vay phục vụ phát triển nhà ở; cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về các giải pháp điêu hành chính sách tiên tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan cơ chế, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nhà ở. Từ năm 2015-2023, NHNN tỉnh triển khai kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng liên quan đến chính sách tín dụng về nhà ở đến các ngân hàng, TCTD trên địa bàn. Chỉ đạo các ngân hàng, TCTD tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy trình thủ tục, hồ sơ nghiệp vụ cho vay theo đúng quy định của pháp luật, của Chính phủ và Hội sở của các NHTM, ngân hàng Chính sách xã hội.
Tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển nhà ở của các NHTM đạt 5.799 tỷ đồng, tăng 603 tỷ đồng (+11,6%) so với cuối năm 2022, trong đó dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 1,7 tỷ đồng; dư nợ cho vay nhà ở thương mại đạt 818 tỷ đồng và dư nợ cho vay nhà ở khác đạt 4.979,3 tỷ đồng (cho vay Nhà ở khác bao gồm xây dựng, cảỉ tạo, mua, thuê mua nhà đê ở; xây dựng, cải tạo mua, thuê, thuê mua nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại...). Hiện nay, NHNN Việt Nam đang được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các NHTM, trong đó chủ lực là 04 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Vietcombank và Ngân hàng TMCP Công Thương - Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các NHTM nhà nước trên thị trường bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và các NHTM ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thế trong từng thời kỳ. Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN Việt Nam về việc triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP, các NHTM Nhà nước trên địa bàn đã bám sát chỉ đạo của Hội sở chính, tiếp cận, làm việc với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và khách hàng thuộc đối tượng, đủ điều kiên, tiêu chuẩn quy định để triển khai Chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã công bố 01 dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư là khu nhà ở công nhân và dịch vụ công nghiệp xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình; nhu cầu vay vốn 290 tỷ đồng).
Tính đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình được Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam giao là 238,1 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay 261,7 tỷ đồng. Trong đó cho vay đối tượng người có côngvới cách mạng 200 triệu đồng/01 khách hàng. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị 43,4 tỷ đồng/124 khách hàng. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp 64,7 tỷ đồng/148 khách hàng. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân 34,8 tỷ đồng/79 khách hàng. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức 118,5 tỷ đồng/282 khách hàng. Tổng doanh số thu nợ 23,6 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 238,1 tỷ đồng/604 khách hàng, hoàn thành 100% kế hoạch giao, trong đó dư nợ cho vay xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà để ở 86,9 tỷ đồng/231 khách hàng; dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội 151,2 tỷ đồng/373 khách hàng.
Thời gian tới, để khắc phục tồn tại, khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các quy định của Luật Nhà ở, tiếp tục phối hợp với cơ quan truyền thông (Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương...), các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng về nhà ở xã hội, đối tượng, điều kiện, mức cho vay, lãi suất, thời gian cũng như quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của khách hàng vay vốn để các đối tượng thụ hưởng biết và thực hiện. Tăng cường phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn về nhà ở xã hội của các đối tượng thụ hưởng để có các giải pháp khắc phục, thúc đẩy chính sách tín dụng phục vụ phát triển nhà ở tại địa phương. Chủ động tiếp cận khách hàng để hướng dẫn thủ tục, hồ sơ theo quy định và giải quyết nhanh chóng, kịp thời hồ sơ vay vốn của khách hàng. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy trình nghiệp vụ, quy định cho vay của ngân hàng cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng; kiên quyết xử lý thu hồi các khoản vay sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng thụ hưởng./.