Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo lò sấy thanh lăn cho dây chuyền sấy nung sản phẩm gốm sứ xây dựng

Thứ hai, 19/10/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mã số đề tài: RD 34-04 Chủ nhiệm đề tài: KS. Đặng Ngọc Thanh. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công ty Cổ phần Hữu Hưng Viglacera. Địa chỉ tài liệu: KQNC.1153 / 1154. Thư viện KHCN - Bộ Xây dựng.

Mục tiêu đề tài:

Trong những năm qua, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng trong cả nước ta nói chung và Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng nói riêng, phát triển rất mạnh cả về sản lượng và chất lượng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát phải chi từ 3 đến 4 tỷ đồng/triệu m2 sản phẩm để nhập phụ tùng thay thế. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, nhiều cơ sở đã đi theo hướng nội địa hoá các thiết bị phụ trợ theo khả năng của ngành cơ khí trong nước có thể chế tạo được, chỉ nhập các thiết bị công nghệ chủ yếu như: Máy ép thuỷ lực, lò nung, máy sấy đứng, máy nghiền bi, dây chuyền phân loại sản phẩm… Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá chưa cao, chỉ chiếm khoảng 15%.

Với mục đích tăng tỷ lệ nội địa hoá thiết bị công nghệ, giảm chi phí đầu tư, vì vậy mục tiêu của đề tài là:

Trong nước tự thiết kế và gia công chế tạo và lắp đặt lò sấy thanh lăn dùng trong các dây chuyền sản xuất gạch chẻ cao cấp, gạch ceramic, gạch granit, nhưng phải đạt các yêu cầu kỹ thuật tương đương với dây chuyền nhập ngoại.

Nội dung đề tài:

Phần I: Mở đầu

Phần II: Thuyết minh thiết kế kỹ thuật.

- Tìm hiểu, lựa chọn mẫu lò và xác định các thông số hình học của lò sấy thanh lăn.

- Cấu tạo của sấy thanh lăn.

- Tính toán nhiệt kỹ thuật.

Phần III: Nghiên cứu chế tạo.

Phần IV: Lắp đặt thiết bị và chạy thử.

Phần V: Sản xuất thử.

- Dây chuyền công nghệ.

- Thuyết minh công nghệ.

- Kết quả sản xuất thử.

Phần VI: Tổng kết, đánh giá so sánh với thiết bị nhập ngoại cùng loại.

Phần VII: Kết luận và kiến nghị

Kết quả đề tài:

Sau khi hoàn thiện lắp đặt, qua thời gian sản xuất thử đã khẳng định đề tài mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật so với yêu cầu đặt ra.

Các chỉ tiêu chính của lò khi so sánh đều tương đương với lò nhập. Nhưng cái được lớn là cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm thiểu được lượng chất thải, khí thải độc hại, tiếng ồn.

Năng suất lò khi đi vào sản xuất ổn định có thể đạt 700.000 m2 sản phẩm/năm, đạt yêu cầu so với thiết kế.

Chất lượng sản phẩm tương đương sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền nhập ngoại cùng loại (gạch Cotto Hạ Long).

Do có tới 90% thiết bị được thiết kế chế tạo trong nước nên việc thay thế, bảo dưỡng các thiết bị của lò trong quá trình sử dụng sẽ rất chủ động, ít phải phụ thuộc vào các thiết bị nhập ngoại.

Hệ thống điều khiển, điện động lực 100% do các kỹ sư Việt Nam thiết kế nên thuân lợi trong quá trình vận hành bão dưỡng, sửa chữa và hoàn toàn không phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài.

Với lợi thế vốn đầu tư thấp so với hàng nhập ngoại, sử dụng hầu hết vật tư, thiết bị trong nước, khả năng chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân vận hành, vì vậy đề tài thực hiện thành công có khả năng mở ra hướng đi mới trong việc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo dây chuyền sản xuất gạch ốp lát chất lượng cao bằng công nghệ nung nhanh” với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư.

 

Thư viện Bộ Xây dựng

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)