Hướng dẫn cho các công trình cân bằng năng lượng

Thứ năm, 09/05/2024 15:41
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề toàn cầu rất nghiêm trọng hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần đặc biệt quan tâm vấn đề này trong quá trình sản xuất kinh doanh, bởi lĩnh vực này chiếm gần 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và được xem là thách thức không nhỏ. Nếu các doanh nghiệp có thể giảm lượng phát thải trong các tòa nhà thì sẽ giúp thế giới thay đổi tốt hơn.

Quá trình giảm phát thải carbon toàn cầu cho thấy ngành Xây dựng cần giảm 50% lượng khí thải vào năm 2030, nếu muốn đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này và đạt được các mục tiêu về khí hậu của Thỏa thuận Paris. Đây chính là thời điểm để các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hành động để giảm phát thải carbon trong môi trường xây dựng, truyền cảm hứng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác thực hiện theo và xóa bỏ các rào cản trong việc thực hiện.

Công trình cân bằng năng lượng Tòa nhà 13 tầng La Jolla Commons, USA

Thế nào là công trình cân bằng năng lượng? (Net Zero Buildings)

Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, xã hội cần những công trình cân bằng năng lượng. Công trình cần bằng năng lượng là công trình sử dụng năng lượng cực kỳ hiệu quả và tạo ra năng lượng tại chỗ đủ để cân bằng với nhu cầu năng lượng tiêu thụ hàng năm. Không chỉ thiết kế và xây dựng các tòa nhà không phát thải ròng carbon mới mà còn cần xem xét lại việc trang bị thêm cho các tòa nhà hiện hữu để theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong tương lai.

Theo báo cáo của Hội đồng Công trình xanh thế giới, các tòa nhà không chỉ giúp chống lại biến đổi khí hậu mà còn có thể cải thiện an ninh năng lượng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Công trình ZEB BCA Singapore

Tiêu chuẩn BSI-PD ISO/TS 23764:2021 “Phương pháp luận để hiện thực hóa các tòa nhà không sử dụng năng lượng” xác định cách tiếp cận từng bước mà các tổ chức có thể thực hiện để giảm mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà thông qua nguồn tái tạo, trong đó, các yếu tố kỹ thuật như như sưởi ấm, làm mát, nước nóng, chiếu sáng, thang máy, sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý năng lượng... được xem xét đầy đủ.

Các tấm pin quang điện trên mái của Trung tâm Lewis, Cao đẳng Oberlin ở Oberlin, Ohio, USA

Theo ông Toshihiro Nonaka - Trưởng nhóm chuyên gia xây dựng Hướng dẫn, ngày càng nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức đang tìm kiếm giải pháp cho thách thức khí hậu. Lĩnh vực này có tiềm năng lớn để giảm lượng khí thải carbon và đạt được nhiều mục tiêu toàn cầu về biến đổi khí hậu. BSI-PD ISO /TS 23764:2021 không chỉ giúp các tổ chức hạn chế phát thải carbon mà còn thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm và công nghệ mới tập trung vào tầm nhìn, từ đó thu hút đầu tư cho các dự án xây dựng. BSI-PD ISO/TS 23764:2021 nhằm mục đích đẩy nhanh phong trào ZEB, đề xuất một cách tiếp cận thực tế để các tổ chức tuân theo, trong đó nêu ra những cân nhắc cơ bản trong toàn bộ quá trình triển khai ZEB, từ giai đoạn thiết kế đến vận hành và bảo trì. Tiêu chuẩn hướng đến việc giảm mức tiêu thụ năng lượng của một tòa nhà và thúc đẩy năng lượng tái tạo để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không. Tiêu chuẩn này cũng góp phần quan trọng trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (SDGs), bao gồm SDG 7 cho năng lượng sạch và giá cả phải chăng, SDG 11 cho các thành phố, cộng đồng bền vững và SDG 13 cho hành động vì khí hậu.

 

Nguồn: https://knowledge.bsigroup.com

ND: Mai Anh

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)