-
Cách tiếp cận mới nhất về đô thị hóa dựa trên hai khái niệm then chốt và theo đó, có thể đổi mới tư duy đô thị hóa trên phạm vi toàn cầu: 1, Mức độ đô thị hóa, và 2, Đổi mới các khu vực chức năng, để đô thị là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều đó cho thấy các xu hướng đô thị hóa gần đây và tương lai, phải vừa tăng chất lượng sống đô thị, đồng thời chuyển hóa để đô thị là nơi phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và hệ thống cư trú đô thị một cách bền vững (Báo cáo chính sách đô thị 2018-OECD).
-
I. Thực trạng đô thị hóa tại Việt Nam
I.1. Đánh giá về quy mô, tốc độ đô thị hóa
a) Tổng quan về đô thị hóa
Đô thị hóa: là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị tăng lên (U.52 - UN Habitat, 1992) [1].
-
1. Thực trạng ứng dụng GIS trong quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) đã được biết đến khá sớm tại Việt Nam và hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực về quản lý tài nguyên và môi trường. Đối với lĩnh vực quản lý đô thị thì GIS mới chỉ được quan tâm và có những bước phát triển ban đầu trong khoảng hơn (5) năm trở lại đây với các nghiên cứu, dự án ứng dụng GIS trong công tác khảo sát đo đạc, quản lý quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, cấp nước...).
-
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 74 km, có vịnh nước sâu, có thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Đà Nẵng cũng có những dãy núi núi hùng vĩ ôm trọn thành phố về phía Tây và Tây Bắc; có những dòng sông tưới mát khu vực thung lũng, đồng bằng nằm giữa núi và biển. Cảnh quan xung quanh Đà Nẵng là sự kết hợp đầy đặc sắc của cảnh quan đồi núi trong đất liền và đồng bằng ven biển. Những đặc điểm địa hình rất riêng này từ lâu chính là một khung sườn vững chãi cho sự hình thành và phát triển đô thị Đà Nẵng.
-
I. Tình hình thiên tai tại các đô thị
Hiện nay, trên cả nước có 02 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III và 90 đô thị loại IV. Các đô thị lớn là nơi thường chịu tác động của các loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, dông lốc, nắng nóng... trong đó các loại hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
-
1. Đặt vấn đề
Theo QĐ số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được phát triển theo mô hình mạng lưới (Liên kết mạng), trên cơ sở kịch bản phát triển theo từng giai đoạn, phù hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ và hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước cơ bản được phát triển hợp lý trong các vùng đô thị hóa quan trọng gắn với 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia. Có sự liên kết giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây; gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. Từ năm 2009 đến năm 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia; từ sau năm 2016 đến năm 2025 ưu tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ; giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 chuyển dần sang phát triển theo mô hình Mạng lưới đô thị (Liên kết mạng).
-
1. Mở đầu
Ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong 6 nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết nêu ra là “Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững” [1]. Điều đó cho thấy chất lượng quy hoạch đô thị được quan tâm rất lớn trong công tác xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam.
-
Tóm tắt
Cơ chế chuyển quyền phát triển không gian (Transfer of Development Rights - TDR) cho phép quyền phát triển không gian (được tính bằng mét vuông sàn xây dựng) được chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác thông qua các hình thức mua bán, trao đổi, cho nhận… khi quyền phát triển không gian này không được sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng nhằm bảo tồn các công trình di sản, kiến tạo các không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường và sinh thái… hoặc do địa điểm trên được thu hồi để lấy đất phục vụ việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Cơ chế TDR được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục hai nguyên nhân chính làm phát sinh các vấn đề đặc trưng của đô thị lớn: (i) thiếu sự đồng thuận từ các thành phần xã hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong phát triển vùng và đô thị; từ đó, (ii) khó huy động tối đa nguồn lực (đất đai và tài chính) nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hiệu quả trên được minh chứng bằng kết quả thực tiễn của việc áp dụng cơ chế TDR ở các đô thị tại các quốc gia trên thế giới. Nội dung bài viết này gồm 03 phần: (i) Đặt vấn đề; (ii) Kinh nghiệm áp dụng cơ chế TDR trên thế giới; và (iii) Khả năng áp dụng cơ chế TDR tại Việt Nam.
-
Tóm tắt: Việc xây dựng đô thị nén và tránh dàn trải là một nội dung quan trọng trong chiến lược đô thị tăng trưởng xanh quốc gia; tuy nhiên, đây là chủ đề rộng có nhiều cách hiểu và cách làm. Bài viết thảo luận về chiến lược phát triển đô thị nén trên cả không gian và theo thời gian tiếp cận. Thông qua đó, tác giả gợi ý việc áp dụng chiến lược này trong bối cảnh các đô thị lớn ở Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng cùng thách thức chuyển đổi từ lệ thuộc xe máy sang lệ thuộc xe hơi. Từ khóa: phát triển dàn trải, đô thị nén, tăng trưởng thông minh, quản lý tích hợp, đô thị phát triển theo thời gian tiếp cận.
-
Chúng ta thường nói đến truyền thông, vai trò của truyền thông đến đời sống xã hội. Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Rõ ràng, truyền thông ngày nay có vai trò, ý nghĩa to lớn. Để thúc đẩy thông tin người ta sử dụng nhiều công cụ truyền thông, ngược lại để kìm hãm thông tin người ta tìm mọi cách để cắt, xóa truyền thông. Ngày nay, nhiều kênh truyền thông đã đạt đến cực độ nhanh, cực nhạy và phủ sóng toàn cầu nhưng vì lý do này, mục đích nọ, người ta cũng có thể cắt một số kênh đối với một con người, thậm chí với một quốc gia rộng lớn. Mặc dầu vậy, ngày nay truyền thông đang chứng tỏ được vai trò to lớn của mình và cũng mang đến những nguồn lợi kếch sù cho nhà đầu tư.
-
Cát, sỏi, cốt liệu bê tông xi măng và thép là 4 thành phần phối hợp với nhau để làm nên các công trình xây dựng theo các bản vẽ thiết kế và bằng giải pháp thi công của các nhà thầu xây dựng. Cát cũng là một nguyên liệu chính tham gia vào các công trình san lấp mặt bằng, đặc biệt là ở các vùng nền đất yếu. Có thể nói, không có công trình xây dựng nào không có sự tham gia của cát xây dựng. Vai trò của cát xây dựng rất to lớn, các loại cát khác nhau, cát modul cỡ hạt khác nhau có vai trò khác nhau trong công trình xây dựng. Vì nguồn gốc cát xây dựng được hình thành từ quá trình phong hóa, tác động va đập của đá và sự bào mòn của các dòng chảy sông suối, sóng biển… Ở nhiều quốc gia nguồn cát tự nhiên không đủ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng, người ta phải sản xuất cát nghiền từ đá granite, đá bazan và thậm chí từ đá vôi. Người ta cũng sử dụng một số loại phế thải công nghiệp để san lấp thay cho nguồn cát tự nhiên. Nhà thiết kế cấp phối bê tông phải căn cứ vào chất lượng cát, căn cứ vào modul độ lớn của cát, cường độ chịu nén, các tạp chất lẫn trong cát để tính toán các hợp phần trong bê tông. Cùng một mác bê tông nhưng cốt liệu khác nhau, hay loại cát khác nhau thì hàm lượng xi măng đưa vào cấp phối cũng khác nhau. Tạp chất trong cát, nhiều nhất là bùn sét, chất hữu cơ. Các tạp chất này ngăn cản sự phát huy cường độ xi măng, ngăn cản khă năng liên kết của xi măng với cát, với cốt liệu. Các tạp chất hữu cơ, bùn sét là những chất có khả năng hút ẩm lớn. Nếu hàm lượng tạp chất trong bê tông lớn, khi hút ẩm có thể là tác nhân gây ăn mòn cốt thép, lâu dài có tác dụng góp phần phá hủy công trình. Khả năng hút ẩm, tức là hiện tượng gây trương nở lúc hút ẩm và gây co khi thoát ẩm, khô. Chu trình khô - ẩm là tác nhân gây rạn nứt lớp vữa trát, góp phần vào việc gây thấm công trình, gây phồng rộp lớp vữa trát…Đối với cát ở các vùng nhiễm mặn ven biển, cát biển thì tạp chất chính là muối biển. Để có thể sử dụng cát biển như là cát xây dựng thông thường thì cần phải làm sạch lượng Nacl theo quy định của tiêu chuẩn cát hiện hành. Ngoài modul độ lớn, cường độ chịu nén, hàm lượng chất có hại trong cát thì một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cát đó là hình dáng hạt cát. Nếu cát có hạt hình cầu nhiều, ít hạt nhiều góc cạnh, tương tự thoi dẹt của cốt liệu, thì sẽ giảm được hàm lượng xi măng sử dụng, nghĩa là tỷ diện bề mặt của cát thấp thì sẽ tiết kiệm được xi măng mà vẫn cho mác bê tông theo yêu cầu.